Chuột cống có cơ thể rắn chắc, con trưởng thành có trọng lượng từ 200 đến 500 gam. Cũng có những con nặng hơn trọng lượng này (người ta thường nói quá lên rằng chúng to như con mèo mỗi khi họ nhìn thấy), nhưng mà rất hiếm. Lông chúng cứng và có màu hơi nâu cho tới hơi đỏ, phần bụng có màu trắng vàng, nhưng còn có nhiều màu khác nhau bao gồm cả màu đen. Mũi cùn, tai nhỏ, kín và không chớp mắt khi kéo xuống. Đuôi có vảy và hầu như không có lông (một cách phân biệt nhanh chóng giữa chuột cống và chuột mái nhà đó là kéo đuôi ngược về phía cơ thể đuôi của chuột cống sẽ không chạm tới tai).
|
Chuột cống |
ĐẶC TÍNH SINH HỌC VÀ SINH SẢN CỦA CHUỘT CỐNG:
Thời điểm sinh sản mạnh nhất của chuột cống vào mùa thu và mùa xuân trong năm, giảm vào mùa hè nóng bức và mùa đông lạnh giá. Sau khi giao hợp và một thời kỳ mang thai khoảng 22 ngày, chuột mẹ sẽ đẻ một lứa tứ 8 đến 12 con con. Lúc mới sinh thì con con không lông và chưa mở mắt. Sau khoảng 9 đến 14 ngày mắt sẽ mở và từ 10 đến 15 ngày sau đó thì chúng thôi bú. Vào thời điểm này, chuột con bắt đầu đi ra khỏi tổ một khoảng cách ngắn, bắt chước con mẹ làm quen với môi trường xung quanh, nguồn thức ăn, nơi ẩn nấp và đào hang. Con con phát triển giới tính sau khoảng ba tháng tuổi, mặc dù ở điều kiện thuận lợi thì có thể chỉ cần 8 tuần. Cứ 4 đến 5 ngày con cái có thể động đực và chúng có thể giao hợp trong vòng một hoặc hai ngày sau khi sinh. Trung bình một con chuột cái sinh từ 4 đến 7 lứa mỗi năm và có nuôi sống khoảng 20% hoặc hơn mỗi năm. Nếu được nuôi dưỡng thì chuột cống có thể sống tới 3 năm, nhưng ở điều kiện tự nhiên thì chúng sống trung bình từ 5 đến 12 tháng.
Giống như chuột nhắt, chuột cống thuột loài động vật mang tính xã hội và sống theo bầy đàn. Vì thế, một số cách sinh sống của chuột nhắt cũng tương tự như chuột cống, nhưng chúng có một số sự khác biệt đặc trưng sẽ được thảo luận dưới đây.
Nói chung, chuột cống là loài động vật đào đất. Vì vậy chúng thường làm tổ bên ngoài nhà cửa, trong những hang bên dưới đất. Trên các trang trại, chúng sinh sống trong các nhà kho, kho thóc, chuồng trại. Ở các thành phố, chuột cống làm tổ ở dưới đất khi có khoảng đất trống. Nó cũng có thể làm tổ và sống cả đời ở bên trong các tòa nhà ở thành phố. Chuột cống sinh sống ở những khu có dân cư, tất cả các khu vực chứa thực phẩm, nhà chứa, nhà kho, khách sạn, sở thú, cống rãnh, bãi rác...Chúng cũng thường xuyên được tìm thấy sinh sống ở quanh các ao hồ, bãi cỏ trong công viên.
Chuột cống cần khoảng 25 đến 39 gram thực phẩm mỗi ngày. Chúng thích các loại thức ăn có hàm lượng protein và các bonhydro cao. Chúng dường như cũng thích các loại thức ăn như các hạt ngũ cốc, thịt, cá, thức ăn của gia súc, gia cầm, rau quả tươi. Những con sống bên ngoài sẽ tìm kiếm nguồn thức ăn có sẵn, hoặc chúng sẽ tấn công vào các toà nhà vào ban đêm để kiếm thức ăn và trở về hang sau khi ăn. Những con chuột sống ở các cánh đồng và những khu rừng thì sẽ giết và ăn các loài động vật có vú nhỏ và côn trùng. Ở dưới cống, chúng sẽ giết và ăn thịt gián Mỹ.
Chuột cống cần 15 đến 30 ml nước mỗi ngày khi ăn các thức ăn khô, nhưng chúng sẽ cần ít hơn nếu như nguồn thức ăn sẵn ẩm ướt. Không giống như chuột nhắt, chuột cống không thể sống lâu nếu thiều nước. Bên trong và xung quanh các tòa nhà, chuột cống lấy nước trực tiếp từ bồn rửa và toilet, hố nước mưa đọng, sương sớm, hoặc nguồn nước rò rỉ từ việc ngưng tụ của các đường ống.
Khi cần thiết, chuột cống sẽ leo lên cầu thang, đường ống, đường dây và những bức tường thô ráp để vào bên trong tòa nhà hoặc để tìm kiếm thức ăn và nước.
Giống như chuột nhắt, chuột cống hoạt động mạnh về đêm, cao điểm vào lúc nhá nhem tối và trước khi trời sáng. Nhưng khi mật độ chúng quá đông, bị quấy phá hay đói thì chúng sẽ xuất hiện vào cả ban ngày.
Bên trong nhà, chuột cống thích làm tổ xung quanh các tầng thấp của tòa nhà, nhưng với số lượng nhiều, chúng cũng có thể làm tổ ở các gác mái, trần giả và ở các tầng bên trên. Chúng có thể làm tổ ở những khoảng trống trong tường, bên dưới sàn nhà, tầng hầm, dưới và phía sau các thiết bị văn phòng, trong các tấm palet hàng.
Ở bên ngoài, chúng thường làm hang ở dưới đất dọc theo các chân tường. Hang của những con chuột mới xuất hiện thường là ngắn, có chiều dài từ 30 đến 50cm. Khi chúng trưởng thành, bắt đầu chăm sóc gia đình và số lượng chúng phát triển, hang sẽ được làm lớn lên và rộng ra.
Hầu hết lãnh thổ của những con chuột cống có bán kính từ 30 mét đến 50 mét tính từ tổ. Khi số lượng đông, thức ăn nơi ẩn náu nhiều thì bán kính này sẽ bị hẹp lại. Tuy nhiên, nếu cần thiết thì chúng có thể di chuyển cả 100m hoặc hơn mỗi ngày để đi kiếm thức ăn và nước uống. Ở thành phố, hầu hết chúng sống bên trong các tòa nhà và khu công viên nơi có thể cung cấp đầy đủ những nhu cầu cần thiết cho chúng.
Một số tổ chuột có thể dùng chung nguồn thức ăn, nước uống và đường đi. Chúng còn có thể chung nhau một hệ thống hang lớn và còn sống gần với nhau. Nhưng khi số lượng phát triển, sự cạnh tranh bắt đầu gia tăng. Thường thì con đực trưởng thành sẽ chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ.
Dịch vụ diệt chuột chuyên nghiệp, hiệu quả. Liên hệ: 0986 440 222