Tìm hiểu về côn trùng và sinh vật gây hại

Muỗi sống được bao lâu?

Muỗi là trung gian truyền bệnh của nhiều bệnh nhiệt đới như sốt rét, giun chỉ bạch huyết và một số bệnh do virus như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, sốt vàng... Ở những nước có khí hậu ôn hòa, muỗi thường gây phiền hà cho con người do chích đốt máu hơn là khả năng truyền bệnh. 

Vậy loài muỗi sống được bao lâu?

Muỗi sống được bao lâu

Vòng đời của muỗi:

Muỗi phát triển qua 4 giai đoạn: trứng (eggs), ấu trùng gọi là bọ gậy (larvae), thanh trùng gọi là lăng quăng (pupa) và muỗi trưởng thành. 
Vòng đời của muỗi

Vòng đời của muỗi 

Ba giai đoạn đầu, chúng sống ở dưới nước; giai đoạn muỗi trưởng thành sống tự do ở môi trường. Để phân biệt được muỗi đực và muỗi cái, thường căn cứ vào râu ở đầu muỗi. Râu muỗi đực rậm, còn râu muỗi cái thưa hơn.
Muỗi cái thường chỉ giao phối một lần nhưng đẻ trứng sốt đời; để thực hiện được chức năng này muỗi cái cần phải đốt máu. Muỗi đực không đốt máu mà tự nuôi dưỡng bằng chích hút nhựa cây. Khi muỗi cái đốt no máu, chúng tìm nơi trú ẩn để tiêu máu; đó là những nơi kín gió, ấm áp, ẩm thấp và tối tăm. 
Mỗi loài muỗi có tập tính tìm nơi trú ẩn khác nhau.Khi muỗi hoàn thành giai đoạn tiêu máu thì trứng cũng đã chín. Muỗi cái tìm nơi thích hợp để đẻ trứng. Sau khi đẻ trứng, muỗi lại bay đi tìm mồi hút máu. Thời gian vừa đẻ vừa đi tìm mồi hút máu cho lần đẻ sau được tính là một ngày đêm. Thời gian muỗi đốt máu, trú đậu tiêu máu, hình thành trứng chín, tìm nơi sinh đẻ và bay đi tìm mồi đốt máu gọi là chu kỳ sinh thực. 

Muỗi sống được bao lâu? 

Trong điều kiện bình thường, muỗi cái sống khoảng 2 tháng và đẻ trung bình khoảng 6 đến 8 lần. Sau mỗi lần đi đẻ muỗi chết khoảng 50%. Trong phòng thí nghiệm, muỗi sống lâu hơn, có thể tới 3 tháng. Muỗi đực nuôi dưỡng bằng cách hút nhựa cây, sau khi giao phối chúng sống được một thời gian khoảng 10 đến 15 ngày. Như vậy muỗi cái sống lâu hơn muỗi đực. Muỗi đực “ăn chay” nên mau chết, còn muỗi cái “ăn mặn” nên sống lâu hơn.

                                                                                                           TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh

Dịch vụ phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng gây hại cho các cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện, căn hộ, khu đô thị, nhà máy ... Liên hệ:  0974 83 66 46  -  0986 440 222 
Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng

Xem ngay…

Nhận biết hình dạng các loài mối gây hại công trình

Mối là loài côn trùng tuy nhỏ bé nhưng có sức tàn phá thật ghê gớm, chúng phá hủy các cấu kiện gỗ, vật liệu chứa xenllulo, gây chập điện... Các loài mối gây hại công trình như: Mối gỗ ẩm, mối gỗ khô và mối đất. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách nhận biết hình dạng các loài mối gây hại công trình kể trên nhé.

Nhận biết hình dạng các loài mối gây hại công trình

1. Loài mối gỗ ẩm (còn gọi là mối nhà): 

Loài mối gỗ ẩm thường gây hại tại Việt Nam bao gồm:
a. Coptotermes curvignathus
b. Coptotermes formosanus
c. Coptotermes ceylonicus
d. Coptotermes travians
e. Coptotermes emersoni
g. Coptotermes havilandi

Đặc điểm nhận biết hình dạng của loài mối này như sau: 
Hình dạng loài mối nhà Coptotermes

2. Loài mối gỗ khô: 

Cryptotermes domesticus

3. Loài mối đất: 

a. Macrotermes tuyeni
b. Macrotermes maesodensis
c. Odontotermes hainanensis
d. Microtermes pakistanicus
Hình dạng loài mối gỗ khô và mối đất
Trên đây là đặc điểm nhận biết về hình dạng các loài mối gây hại công trình tại Việt Nam. Trong đó loài mối có sức tàn phá nguy hiểm nhất đối với các công trình xây dựng là loài mối nhà Coptotermes. 

Tìm dịch vụ diệt mối uy tín nhất ở đâu? 

Quý khách hàng cần:
 ✔️ Tìm đơn vị diệt mối tận gốc, uy tín để diệt mối cho căn nhà của mình 
Vui lòng liên hệ Công ty Diệt mối 24H theo số điện thoại: 0986 440 222 hoặc 0904 855 058

Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ Quý khách!





Xem ngay…

Thời kỳ bay giao hoan và sự phát triển đàn mối

Mối cánh bay giao hoan (bay phân đàn) vào thời gian nào? 

Thời kỳ bay giao hoan của quần thể mối tùy thuộc vào chủng loại mối và vùng phân bố. Theo kết quả nghiên cứu ở nước ta mối bay giao hoan từ tháng 4 đến tháng 8 nhưng mạnh nhất vào tháng 4,5 và 6
Thời kỳ bay giao hoan và sự phát triển đàn mối

Sự phát triển đàn mối sau khi bay phân đàn

Mối cánh sau lần lột xác cuối cùng thì thành mối cánh trưởng thành bay giao hoan từ sau mùa xuân, trời ấm áp vào buổi trưa hoặc chiều. Khả năng bay của mối cánh chỉ từ vài mét đến vài chục mét tùy theo sức gió, hướng gió. Sau khi rơi xuống đất thì con đực đi tìm con cái, sau một lúc tiếp xúc thì 4 cánh rụng đi. 
Mối cánh bay phân đàn
Trong quá trình bay và rơi xuống đất phần lớn mối cánh bị diệt vong, chỉ một vài đôi mối cánh gặp điều kiện thuận lợi dùng răng đào tổ làm nơi trú ngụ, sau khi giao phối một tuần thì đẻ trứng, lúc đầu số trứng rất ít về sau tùy theo sự trưởng thành mà tốc độ đẻ trứng tăng dần. 

Mối cánh
Sau khoảng 1 tháng thì trứng nở thành mối non, mối non có màng trắng và rất mềm, hình dạng giống mối thợ trưởng thành. Từ mối non sau 1 tuổi qua một vài lần lột xác thành mối lính. Mối non tương lại trở thành mối cánh thì giữa ngực trước và ngực sau sinh ra các mầm cánh, thời gian thêm tuổi thì cánh dài thêm. Mối cánh trưởng thành thường to hơn mối lính và mối thợ trưởng thành. Mối non trở thành mối thợ ít có biểu hiện rõ ràng. 

Sự phát triển của đàn mối rất chậm trong nhiều năm, trứng đẻ không liên tục. Khi mối chúa trưởng thành nó đẻ nhiều trứng hơn và bụng trở nên to hơn. Khi khả năng mối chúa đẻ tối đa có thể đúng bằng số lượng các con mối già chết đi và số lượng mối phân đàn bay đi. 

Đàn mối càng lớn thì các con mối được sinh sản hàng năm tăng lên. Thời gian ít nhất 3 năm đến 4 năm hay dài hơn 8 đến 10 năm, từ các con mối ban đầu đủ lớn đến mức sẽ có một số bay bớt đi (bay giao hoan bay phân đàn).

Khi phát hiện mối cánh bay vào trong nhà, chúng ta hãy tìm hiểu để có cách xử lý phù hợp:
         Điều nên làm khi phát hiện mối cánh bay vào trong nhà 

Khi nhà bạn bị mối xâm nhập, hãy gọi cho Công ty Diệt mối 24H chúng tôi theo số điện thoại: 0986 440 222
Xem ngay…

Đặc điểm của gián vành nâu

Gián vành nâu (Brown Banded Cockroach) là loại gián nhỏ thường bị nhầm lẫn với gián Đức, tuy nhiên thói quen của nó thì khác. 

Đặc điểm của gián vành nâu như sau: 

Gián vành nâu là một trong những loài gián nhỏ, hiếm khi lớn hơn 1,2cm. Chúng có màu nâu xám và có thể dễ dàng phân biệt với gián Đức bởi hai  vành ngang chạy ngang từ bên này qua bên kia của gốc cánh và phần bụng ở cả con con và con trưởng thành. Những vành này có thể hơi không bình thường hoặc đứt đoạn ở con non và con cái trưởng thành so với con đực.
Gián vành nâu

Cả con đực và con cái đều khá nhanh nhẹn và con đực trưởng thành bay rất tốt khi bị quấy phá. Cả con con và con trưởng thành có thể nhảy khi chúng cố gắng chạy chốn. 

Sự sinh sản của gián vành nâu:

Con cái loại này mang bọc trứng một hoặc hai ngày, sau đó gắn bọc trứng vào bề mặt an toàn. Nhộng trứng có hình hơi cong, màu nâu nhạt và được gắn vào phía dưới bề mặt hay bên lề của khu vực nhiễm gián. Con cái đẻ 14 bọc trứng trong đời, mỗi bọc chứa 18 trứng. Từ 50 đến 75 ngày thì  những bọc trứng này nở, tùy thuộc vào nhiệt độ. Ở điều kiện nhiệt độ trong phòng, con con sẽ trưởng thành trong khoảng thời gian 160 ngày. Con trưởng thành có thể sống tới 10 tháng.

Gián vành nâu thường sống ở đâu? 

Cả con con và con trưởng thành thường  được thấy ở trên trần, trên tường cao, sau những khung hình và những vật cố định nhẹ, hoặc gần các máy điều hoà và các thiết bị khác. Chúng cũng còn được thấy ở các ổ điện, tủ và các đồ đạc khác. Chúng không cần nhiều độ ẩm như loài gián Đức. Điều này giúp cho việc giải thích vì sao chúng thường xuất hiện ở trong phòng nhiều hơn là trong bếp hay phòng tắm.Loài gián này không thích ánh sáng và thường không xuất hiện vào ban ngày.

Gián vành nâu thích ăn gì? 

Gián vành nâu thích ăn các loại tinh bột. Tuy nhiên có thể thấy chúng ăn hầu hết mọi thứ và chúng ta còn thấy chúng nhai cả những chất không phải thức ăn như các vớ nylon (có lẽ là do các chất dầu hay da của cơ thể sót lại).
Khi kiểm tra gián vành nâu, hãy quan sát phía dưới bàn, ghế, bàn trang điểm, tủ. Cũng cần phải quan sát phía sau các bức hình, dọc gờ các bức hình, trên các bức tường và trần nhà bằng thạch cao không phẳng, và đặc biệt nhất là trên trần và phía trên tường của các tư, phòng chuẩn bị đồ, và tủ trong tường. Không nên bỏ qua việc kiểm tra bất cứ nơi nào hay bất cứ đồ dùng nào (gỗ, kim loại, hay đồ nhồi bọc) mà thiết kế của chúng cung cấp nơi trú ngụ cho gián. Hãy quan sát những cục phân đen nhỏ li ti, các bọc trứng, xác lột của chúng rơi từ phía trên lên  các giá, gờ.

Có thể tìm thấy Gián vành nâu ở đâu? 

Loài gián này thường được thấy nhiều ở trong các toà nhà, chung cư, khách sạn,  bệnh viện hơn là trong các kho, nhà hàng và bếp. Chúng thường xuyên được di chuyển theo đồ đạc, và nhanh chóng lan rộng trong toàn bộ các khu vực trong tòa nhà. 
Liên hệ dịch vụ diệt gián Đức, gián Mỹ, gián vành nâu: 0986 440 222
Xem ngay…

Đặc điểm của loài ruồi nhà


Loài ruồi nhà thường gặp có tên khoa học là Musca domestica, sống rất gần gũi với loài người trên toàn thế giới. Chúng thường được tìm thấy ở những khu dân cư hoặc súc vật sinh sống, nơi có nhiều thực phẩm và chất thải. Ruồi nhà ăn thực phẩm của người và chất thải vì thế chúng có thể mang và phát tán nhiều loại mầm bệnh khác nhau như ỉa chảy, bệnh nhiễm trùng da và mắt.
Đặc điểm của loài ruồi nhà
Ruồi nhà
Vòng đời của loài ruồi nhà:
Vòng đời của ruồi trải qua 4 giai đọan: trứng, dòi, nhộng và ruồi trưởng thành. Tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường mà từ trứng nở thành ruồi trưởng thành thường mất từ 3 – 5 ngày. Ruồi trưởng thành có đời sống khỏang 1-2 tháng, ở điều kiện thích hợp có thể sống đến 3 tháng.
Vòng đời của ruồi nhà
Vòng đời của ruồi nhà
Sinh sản của loài ruồi nhà:
Ruồi nhà có sức sinh sản khá nhanh và mạnh, ruồi cái có thể đẻ đến 150 trứng trong vòng 5-6 ngày. Nên quần thể ruồi nhà có thể bùng phát số lượng trong vòng vài tuần.
Trứng ruồi thường được đẻ thành khối trên chất hữu cơ như phân bón, rác rưởi. Trứng sau khi đẻ sẽ nở trong vòng vài giờ. Dòi non chui lúc nhúc trong phân và rác rưởi. Dòi ruồi dài và mảnh, màu trắng, không có chân, phát triển rất nhanh, lột xác 3 lần rồi thành nhộng. Giai đọan nhộng thường kéo dài từ 2-10 ngày, đến ngày cuối, ruồi con đẩy mở đỉnh của bao nang nhộng, xé bao nang và chui ra ngòai. Ngay sau khi nở, ruồi giang cánh để khô và cứng cơ thể. Chỉ vài ngày sau khi nở, ruồi có thể sinh sản.
Một số tập tính của loài ruồi nhà:
Ruồi trưởng thành có màu xám đen, dài 6-9 mm và có 4 sọc đen kéo dài trên tấm lưng của các đốt ngực. Kiểu miệng liếm hút. Cả ruồi đực và cái đều ăn tất cả thức ăn, rác rưởi, chất thải của người và cả phân động vật. Nước là chất thường ngày không thể thiếu của ruồi, ruồi sẽ chết nếu sau 48 giờ không hút nước. Một ngày ruồi cần ăn 2-3 lần.
Ruồi họat động chủ yếu vào ban ngày khi chúng ăn và giao phối, về đêm bình thường ruồi đậu yên. Ban ngày, khi không tìm thức ăn, ruồi thường trú đậu ở sàn nhà, tường, trần nhà, cũng như ngoài bờ rào, thùng rác, dây phơi quần áo, thảm cây thấp … Ruồi thường tập trung ở các điểm tìm kiếm thức ăn, nơi giao phối, nơi đẻ trứng và nơi trú đậu. Ban đêm ruồi ưa đậu ở trần nhà và những cấu trúc treo cao khác, nhìn chung gần với nơi kiếm ăn, nơi đẻ và tránh được gió.
Ảnh hưởng của ruồi đối với sức khỏe cộng đồng:
Khi ruồi nhiều quá nó sẽ gây rất khó chịu cho con người làm việc và nghỉ ngơi. Ruồi với chất bẩn mang trên thân, chân, vòi … làm bẩn nhà cửa, đồ đạc. Sự có mặt của chúng là dấu hiệu của điều kiện mất vệ sinh.
Ruồi mang mầm bệnh khi chúng kiếm ăn. Mầm bệnh có thể dính bề mặt ngoài cơ thể ruồi và có thể được nuốt vào trong dạ dày với thức ăn. Mầm bệnh được truyền đến người khi ruồi tiếp xúc với người và thức ăn Đa số mầm bệnh do ruồi truyền đều nhiễm trực tiếp qua đường thức ăn, nước uống …
Những bệnh do ruồi truyền như kiết lỵ, ỉa chảy, thương hàn, tả và một số bệnh giun sán, nhiễm trùng mắt và một số bệnh ngoài da như mụn cóc, nấm, phong.

Xem ngay…

Niên đại tồn tại và sự phân bố của mối trên trái đất

Mối là côn trùng sống thành quần thể nên được gọi là côn trùng xã hội. Trong hệ thống phân loại mối là côn trùng nguyên thủy thuộc bộ cánh bằng (Isoptera), một thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera), niên đại tồn tại của mối có đến 200 triệu năm (Kiến khoảng 70 triệu năm). 
Niên đại tồn tại và sự phân bố của mối trên trái đất
Những cá thể mối trong cùng một loài từ một đôi mối vua, mối chúa đầu tiên (nguyên thủy) sinh ra thành quần thể và trong quần thể ấy có nhiều đẳng cấp: Mối vua, mối chúa, mối lính, mối thợ, mối non, mối cánh...và mỗi đẳng cấp ấy có chức năng khác nhau.
Trên trái đất mối phân bố chủ yếu trong một rải quanh xích đạo giữa vĩ tuyến 45 độ bắc và vĩ tuyến 45 độ nam. Châu phi là nơi tập trung nhiều mối. Lãnh thổ Việt Nam nằm trong dải phân bố này nên cũng rất nhiều mối.
Liên hệ dịch vụ diệt mối tận gốc chuyên nghiệp, hiệu quả, an toàn: 0986 440 222
Xem ngay…

Khám phá tổ mối

Diệt mối 24h - Nhà cung cấp dịch vụ diệt mối tận gốc bằng công nghệ sinh học an toàn, không độc hại, chuyên nghiệp, giá rẻ, bảo hành dài hạn. Liên hệ qua số Hotline: 0986 440 222
Khám phá tổ mối

Cùng chúng tôi khám phá tổ mối qua video đào bắt mối chúa để xem đặc điểm của mối vua, mối chúa, mối lính, mối thợ như thế nào nhé.


Xem ngay…

Cấu trúc các loại tổ mối

Phần lớn các loài mối sống ở dưới đất nhưng cũng có loài sống trong gỗ. Tổ mối là đại bản doanh sinh hoạt tập trung của đàn mối, tùy theo loài mối và điều kiện ngoại cảnh có sự thay đổi. Các loài mối khác nhau thì có cấu trúc tổ cũng khác nhau.
Cấu trúc các loại tổ mối
Tổ mối
 1. Mối sống trong gỗ: 
Thường làm tổ trong gỗ khô như giống Cryptotermes hoàn toàn không có lien hệ với đất và nước. Tổ này thường không lớn, các cấu tạo đơn giản có những lỗ nhỏ thong từ hang này sang hang khác và thông ra bên ngoài.
2. Mối sống trong đất: 
Tổ này của các loài mối dựa vào đất làm tổ thường ở gần các rễ cây, gỗ chon trong đất, tổ này có thể chìm trong đất, hoặc nửa nổi nửa chìm trong đất hoặc nổi trên mặt đất như giống Odontotermes, Macrotermes…ta thường thấy ở trong vườn, rừng hoặc đê đập…
3. Mối sống trong gỗ và đất: 
Thường ở trong gỗ khô chon trong đất, có đường giao thông nối liền đất và nước như tổ của giống mối nhà Coptotermes.
- Tổ mối có nhiệt độ và độ ẩm rất ổn định mặc dù nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài thay đổi, nghĩa là cân bằng sinh thái rất tốt, đảm bảo đàn mối đặc biệt là mối chúa sống lâu đến vài chục năm để đẻ ra hàng triệu trứng.
- Kết quả thí nghiệm nhiệt độ môi trường từ 20 C đến 27 C (dao động 7 C) nhiệt độ trong tổ mối chỉ biến động từ 24,8 C đến 25,4 C (dao động 0,6 C)
- Độ ẩm môi trường từ 84 đến 95% (dao động 11%) trong khi độ ẩm của tổ mối chỉ biến động từ 85,5% đến 86,5% (dao động 1%)
Dựa vào Đặc điểm cấu trúc các loại tổ mối, phân loại mối để từ đó áp dụng biện pháp diệt mối tận gốc hiệu quả.
Xem ngay…
Sau ->
top down